10 loại cây hoa cảnh dạng thế (thập toàn) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật bonsai. Đó là: Tứ Linh, Tứ Quý và Tam Đa.
1. Bộ Tứ Linh gồm 4 loại cây: Đa, Sung, Sanh, Si ứng với tứ hình trong động vật: Long, Lân, Quy, Phụng.
2. Bộ Tứ Quý gồm 4 loại cây: Tùng, Trúc, Cúc, Mai hợp với tứ thời (Xuân Tùng, Hạ Trúc, Thu Cúc, Đông Mai) thể hiện ước vọng vĩnh cữu của con người.
3. Bộ Tam Đa gồm 3 loại cây: Sung, Lộc Vừng, Vạn Thọ, ứng với Phúc – Lộc – Thọ
Chơi cây cảnh là một nếp văn hoá truyền thống của dân tộc ta. Ban đầu thú chơi này chỉ có những gia đình quyền quý. Ngày nay, thú chơi cây cảnh đã phổ biến đến nhiều tầng lớp, đặc biệt lớp người lớn tuổi. Ông cha ta đã giao lưu văn hoá với các nước lân bang, trong đó có sinh vật cảnh để tạo ra một phong cách riêng, phù hợp với khí hậu tự nhiên của nước ta. Các cụ thường nói: yêu cảnh, yêu hoa hoá ra yêu đời.
Thường khi chơi cây cảnh đó là những cây được trồng, chăm sóc trong chậu, tiếng Nhật gọi là “ bonsai”. Ngày nay ta gọi theo kiểu thông thường là “bồn cảnh”. Bonsai là thú chơi cây cảnh của người Nhật được du truyền từ Trung Quốc từ thế kỉ XII-XIII. Cây cảnh trồng trong chậu được các nhà truyền bá triết lý của mình khắp châu á, trong đó có Việt Nam.
Nhìn một chậu bonsai, ta sẽ thấy tập trung trọn vẹn hay một phần vũ trụ. trong cái nhìn tổng thể, ta sẽ thấy được cái hùng vĩ của một cây đại thụ trong thiên nhiên. Ngoài ra còn cảm nhận được mối giao hoà giữa thiên nhiên và con người, thể hiện triết lý con người có thể hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể sáng tạo thiên nhiên.
Để được những chậu cây cảnh trước tiên phải lấy cây từ nơi hoang dã như sung, si, thông, trắc cũng có thể cấy ghép ở vườn, trồng vào chậu như khế, me, tùng, mai...
Những sân cảnh của những nghệ nhân đầy tâm huyết với nghệ thuật chấp nhận từ 10 – 20 năm để hoàn chỉnh một cây thế với những nguyên tắc tạo hình tỷ mỷ và nghiêm ngặt. Gây dựng một chậu cây cảnh lâu năm không phải dễ dàng ai cũng làm được, huống hồ là cả một vườn cảnh. Mỗi người có cách cảm nhận khác nhau và vì thế bồn cảnh cũng có những kiếu dáng khác nhau. Người lớn tuổi, tính tình mô phạm, thích kiếu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo, thể hiện những thế cây: Phúc - Lộc – Thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu... Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, thế cây nằm ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác.
Chơi cây cảnh, các cụ ngày xưa chú ý 4 yếu tố: nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp. Chính vì vậy, ta thấy cây cảnh uốn lượn thành 3 tầng, 4 đoạn thân, 5 chùm nhánh là để tượng trưng cho tam cương (quần thần, phu tử, phu phụ), ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).
Các nghệ nhân còn sáng tạo nghệ thuật chơi cây cảnh với đặc tính nhân cách hoá cây thành những con vật gần gũi trong thiên nhiên như: nai, ngựa... đến những loài vật có hình tượng như: cá hoá rồng, bộ rễ với nét rồng, thường gặp hất là thế rồng lên, (Thăng long), rồng xuống (hạ long, long giáng) hay thế rồng bay hoặc cuồn cuộn cả một đàn rồng mẹ, rồng con (quần long).
Chơi cây cảnh lên đến hoàn thiện khi các cụ lấy 10 cây hoa cảnh dáng thế (thập toàn) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật bonsai. Đó là tứ linh, tứ quý và tam đa.
Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật: long, lân, quy, phụng. Đây là những cây gỗ lưu niên cùng họ hàng ruột thịt với nhau, chịu được nắng mưa mà vẫn 4 mùa xanh tươi, nhân giống dễ dàng bằng vô sinh ( giâm, triết, ghép ).
Bộ tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời (xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.
Bộ tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, vạn thọ, ứng với Phúc - Lộc - Thọ.
Sưu tầm - ảnh caycanhthanglong.vn
0 comments:
Post a Comment